Giới thiệu

 

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Ngành Kỹ thuật Xây dựng là một lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng các công trình như nhà ở, cầu đường, nhà máy, và nhiều loại công trình khác. Chương trình đào tạo trang bị kiến thức về các phương pháp thi công, vật liệu xây dựng, quản lý và tổ chức sản xuất.

Ngoài ra, học viên sẽ được học cách đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật, sử dụng các loại máy móc, dụng cụ và thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng. Đồng thời, học viên cũng được rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

  • Làm thợ (thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp) thuộc các doanh nghiệp xây dựng.
  • Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng.

TUYỂN SINH

  • Trình độ đào tạo: Trung cấp
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo:

Tốt nghiệp THCS: 2 năm.

– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: 1.5 năm.

– Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên các ngành khác: 1 năm

CHUẨN ĐẦU RA

– Trình bày được các khái niệm, tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật xây dựng;

– Trình bày được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng và phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

– Trình bày được những nội dung cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành, nghề;

– Trình bày được khái niệm về sinh thái học, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; phương thức “xanh hóa” trong kỹ thuật xây dựng;

– Nêu được phương pháp, nguyên tắc, dấu hiệu nhận biết các loại vật liệu xây dựng;

– Trình bày được phương pháp tính toán khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;

– Trình bày được các nội dung cơ bản về kỹ thuật thi công đất, kỹ thuật xây, kỹ thuật hoàn thiện, kỹ thuật thi công cốp pha giàn giáo, kỹ thuật thi công cốt thép, kỹ thuật thi công bê tông: các công việc chủ yếu, yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;

Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

– Đọc và phát hiện được các lỗi thông thường trong của bản vẽ kỹ thuật, thi công xây dựng;

– Tổ chức thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường trong cuộc sống và công việc của nghề;

– Tổ chức thực hiện được quy trình 5S trong tổ chức thi công xây dựng;

– Lựa chọn được vật liệu, phương tiện,… theo quy chuẩn công nghệ xây dựng xanh;

– Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;

– Làm được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, bạ mát tít, sơn vôi , trần tường thạch cao và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà theo yêu cầu kỹ thuật;

– Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;

– Nghiệm thu được khối lượng và chất lượng công trình;

– Lập được báo cáo tổng hợp trình cấp trên;

– Phát hiện được một số sai hỏng, sự cố kỹ thuật và có phương án đề xuất xử lý kịp thời;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc nhóm trong những điều kiện làm nhất định;

– Hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ như: thi công đất, xây, hoàn thiện, thi công cốt thép, thi công cốp pha – giàn giáo, thi công bê tông khi được phân công;

– Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

– Đánh giá hoạt động của nhóm và một phần kết quả thực hiện đã được phân công;

– Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thẳng thắn.

chương trình đào tạo

Ghi chú:

* Đối tượng tuyển sinh:

(1)Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: 20 tháng

– (2)Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học nhóm ngành sức khỏe: 10 tháng.

(3) Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các ngành nghề khác: 12 tháng.

– (!): Các môn học Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh được tổ chức giảng dạy theo lịch riêng

– (||): Lớp học thực hành bài tập tại lớp học

– (#): Lớp học thực hành nghề nghiệp tại phòng thực tập

Một tín chỉ được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận tại trường hoặc 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

– 1 giờ học lý thuyết trên lớp: sinh viên phải tự học 2 giờ

– 2 giờ học thực hành, thí nghiệm, thảo luận tại trường: sinhviên phải tự học 1 giờ

– 1 tín chỉ tương đương 1 cột kiểm tra. Với môn 1 tín chỉ cần 1 điểm kiểm tra thường xuyên, 1 kiểm tra định kỳ.

Những con số nổi bật

85%

85% thời gian học thực hành, làm việc thực tế tại doanh nghiệp

97%

96,7% sinh viên nhận được lời mời làm việc sau tốt nghiệp

3

TOP 3 Trường đào tạo nghề uy tín tại Đắk Lắk

15

15 NĂM Thành lập với đội ngũ 200 cán bộ, giảng viên

Tại sao nên chọn TNC?

Chương trình đào tạo thực tiễn có sự tham gia giảng dạy của doanh nghiệp. Sinh viên được học thực hành lên đến 80% thời lượng môn học.

Trường tọa lạc tại vị trí đẹp, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, rất thuận lợi cho các hoạt động học tập, vui chơi và giải trí cho sinh viên.

Nếu bạn là sinh viên bầu cua tôm cá đổi thưởng ftkh

Nếu bạn là sinh viên

bầu cua tôm cá đổi thưởng ftkh

Hình ảnh hoạt động của trường